Bóc mẽ những "quả lừa" trên mạng xã hội năm 2015

2015 là một năm khá bận rộn cho các phóng viên vạch trần những hình ảnh giả hoặc gây hiểu lầm trên mạng xã hội.
Trong năm 2015, có rất nhiều bức ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội và sau đó gây ra hiểu lầm.
Những hình ảnh giả nhằm đánh lừa công chúng, sau đó được chia sẻ thường diễn ra lúc xảy ra sự kiện nóng và chúng hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện.
Vậy thì trong năm qua, bạn đã bị lừa bởi những hình ảnh nào dưới đây?

Bức hình gây ám ảnh được chia sẻ trong động đất Nepal

Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 1
 
Đây là một trong những bức ảnh dược chia sẻ nhiều nhất trong trận động đất Nepal hồi tháng 4 năm nay. Nó không phải là giả nhưng dù sao cũng gây hiểu lầm.
Được ghi chú thích là "anh trai 4 tuổi che chở cho em gái 2 tuổi trong trận động đất Nepal", nó được chia sẻ trên cả Facebook lẫn Twitter và thúc đẩy những lời kêu gọi quyên góp.
Bức ảnh này thực tế là được chụp tại một ngôi làng ở vùng sâu của Việt Nam từ năm 2007.
"Đây có lẽ là bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất của tôi nhưng tiếc là sai bối cảnh", nhiếp ảnh gia Na Son Nguyen, chủ nhân bức ảnh cho biết.

Video về một bể bơi trong trận động đất Nepal

Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 2
 
Cũng trong trận động đất, một video xuất hiện tên Facebook và Youtube với lời chú thích là cảnh quay camera an ninh từ một bể bơi tại khách sạn ở Kathmandu.
Truyền thông quốc tế đã dùng video này để  cho thấy ảnh hưởng của trận động đất tồi tệ nhất 81 năm qua tại đất nước này. Thực tế, đây là một video cũ được có thể được ghi từ năm 2010, trong một trận động đất ở Mexico.
Thời gian trong video đã được thay đổi nhưng mọi người vẫn nhận ra nó, một nhà quan sát Youtube cảnh báo: "Họ đã lôi video này lên mỗi khi xảy ra động đất lớn".
Nhiều hình ảnh gây hiểu lầm đã được chia sẻ trong các cuộc khủng hoảng, trong đó có một video tòa nhà đổ nát thực sự xảy ra ở Ai Cập.
Người nhập cư đăng ảnh lên Instagram tuyến đường tới châu Âu của mình
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 3
 
Những bức ảnh kỳ lạ, dường như cho thấy một người đàn ông ghi lại hành trình của mình từ Senegal tới Tây Ban Nha đã xuất hiện trên Instagram suốt mùa hè này.
Ảnh "tự sướng" của Abdou Diouf từ Dakar đã gây sốt trên internet, thu hút hàng nghìn người theo dõi và rất nhiều bình luận.
Tuy nhiên đã có một số hoài nghi khi anh sử dụng những hashtags không chắc chắn như #InstaLovers và #RichKidsofInstagram. Hóa ra đây là một chiến dịch tiếp thị công phu cho lễ hội nhiếp ảnh ở miền bắc Tây Ban Nha.
Một người tị nạn chụp ảnh có phải là một chiến binh IS?
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 4
 
Giữa lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng tị nạn và nhập cư, nhiều bức ảnh trước và sau sự kiện đã lan truyền trên Facebook.
"Có nhớ người đàn ông này? Xuất hiện trong những bức ảnh của IS hồi năm ngoái, giờ đây anh ta là một người tị nạn", một người đàn ông viết lên mạng xã hội.
Người đàn ông trong bức ảnh được xác định là Laith al-Saleh, cựu chỉ huy của Quân đội Tự do Syria (FSA), một nhóm chiến binh ôn hòa đối đầu với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông chạy trốn khỏi Syria và tới Macedonia vào tháng 8/2015.
Sau khi biết được sự thật, người đàn ông đã nói lời xin lỗi.
Một bức ảnh chụp Eagles of Death Meta trong buổi hòa nhạc
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 5
 
Khi tin tức về các vụ tấn công liên hoàn tại Paris vào tháng 11, rắc rối xung quanh câu chuyện đã được bồi đắp thêm bởi hàng loạt bức ảnh gây hiểu nhầm và những lời đồn.
Điều đặc biệt nghiêm trọng là bức ảnh này đã gây hiểu nhầm nghiêm trọng trên mạng xã hội khi cho rằng đám đông trong ảnh là ở nhà hát Bataclan trước khi tay súng bắt đầu xả súng.
Bức ảnh này được chụp từ một buổi hòa nhạc trước đó, tại Rạp hát Olympia ở Dublin và được đăng lên trang Facebook của nhóm nhạc vào ngày trước khi vụ tấn công nổ ra.
Những con đường rỗng không tại Paris
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 6
 
Bức ảnh được lan truyền trên Twitter cho thấy những con đường rỗng không tại Paris như hậu quả của các vụ đánh bom liều chết và xả súng.
Bức ảnh thực sự nằm trong dự án có tên Thế giới Lặng im, trong đó người ta sử dụng thủ thuật nhiếp ảnh để hình dung những thành phố khi chiến tranh thế giới kết thúc.
Tấm biển tại ga tàu điện ngầm với hashtag #YouAintNoMuslimBruv
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 7
 
Khi một người đàn ông đâm 3 người tại nhà ga tàu điện ngầm London vào tháng 12, một người ngoài cuộc đã hét lên: "Người không phải người Hồi giáo"You Ain't No Muslim, Bruv" và thế là hashtag này đã ra đời.
Một trong những hình ảnh tweet lại nổi tiếng nhất là bức ảnh lấy cảm hứng từ một tấm biển ở ga tàu điện ngầm London, trong đó có hashtag trên. Ứng viên thị trưởng thành phố London Sadiq Khan nằm trong số những người đã chia sẻ nó.
Không may, trong khi tình cảm là thật thì tấm biển lại là giả mạo. Nó dường như được tạo ra từ một ứng dụng sign generator.
Và cuối cùng... hành động trả thù cực đoan của một ông chồng
Hình ảnh Bóc mẽ những quả lừa trên mạng xã hội năm 2015 số 8
 
Câu chuyện về một người đàn ông Đức đã ly dị, cắt đôi tất cả tài sản của mình và giao bán chúng đã lừa rất nhiều người, trong đó có một số phương tiện truyền thông hồi tháng 6. Cuộc đấu giá trên eBay là thật nhưng câu chuyện này là giả.
Sau khi video này lan truyền, với khoảng 4,5 triệu lượt xem trên Youtube, Hiệp hội Luật sư Đức đã thừa nhận họ dàn dựng video này cho một chiến dịch marketing.
Bảo Linh (theo BBC)